seoulbeats: Những chàng trai Chống Đạn yêu cầu chúng ta nói “K.H.Ô.N.G”

Bài gốc: The Bangtan Boys Ask Us To Say “N.O.”

Viết bởi Pat.


Đã được ba tháng kể từ khi nhóm ra mắt công chúng và Bangtan Boys (còn được biết đến với tên BTS hay Chống Đạn Thiếu Niên Đoàn) giờ đã trở lại với “N.O”. Bộ bảy thành viên mang phong cách hip hop này đã ra mắt vào đầu tháng Sáu dưới trướng Big Hit Entertainment, một công ty nhỏ tách ra từ JYP Entertainment – chủ quản của GLAM 2AM

Khi họ ra mắt với “No More Dream”, nhóm đã khơi dậy sự so sánh với hai nhóm nhạc thần tượng khác cũng theo phong cách hip hop là B.A.P Block B. Giống như hai nhóm kể trên, Bangtan cũng một số thành viên xuất thân từ giới hip hop underground trước khi ra mắt. Trưởng nhóm Rap Monster đã từng được biết đến với nghệ danh Runch Randa SUGA cũng có những hoạt động sáng tác và sản xuất nhạc cho nhóm riêng của cậu đến tận năm 2011. Hai thành viên này cùng với j-hope sáng tác và viết lời cho hầu hết các ca khúc của nhóm, từ mini-album đầu tay của họ, 2 Cool 4 Skool, cho đến những bài hát của sản phẩm mới nhất của nhóm, O!RUL8,2? (Oh! Are You Late, Too?). 

Từ “No More Dream” – với cái cách MV và tổng thể cả bài hát có lẽ đã được trù tính (hẳn là do 22 lần họ sắp xếp lại cấu trúc ca khúc) – nói về một vấn nạn xã hội chưa từng được đề cập đến trong làng K-pop trước đây, tôi rất trông đợi được nhìn xem liệu nhóm có tiếp tục với kiểu ca từ như vậy nữa hay không. Nó nói về việc giới trẻ ngày nay đã, đại khái là, không còn nuôi dưỡng ước mơ của riêng mình nữa mà từ bỏ nó để ngày đêm học hành, hòng trở thành những gì mà cha mẹ họ muốn – luật sư, bác sĩ hay nhân viên chính phủ chính là những lựa chọn phổ biến. Vì vậy khi xem MV câu hỏi chính mà tôi nghĩ đến là: liệu nhóm có quyết định từ bỏ việc trao tặng tiếng nói cho giới học sinh hay không? 

Với “N.O,” trước tiên chúng ta phải nói đến hình ảnh được thể hiện trong MV. Bối cảnh của nó mang nặng vẻ áp bức, là một nơi mà mọi hành vi của học sinh đều bị giám sát chặt chẽ. Sự thật là, để đảm bảo rằng không có thứ gì vượt ngoài tầm kiểm soát, các học sinh được cho uống những viên thuốc đỏ. Công dụng của nó là gì? Chúng ta có thể đoán được rằng nó được dùng như một thứ để trấn áp khát vọng của các cậu học trò. Những viên thuốc này được dùng để điều khiển tâm trí của học sinh, khiến họ tập trung và hoàn toàn tiếp thụ những gì người giáo viên đang nói. Xuất hiện những công thức toán học, thông qua công nghệ của thế giới gông xiềng này, được chuyển dời lên mặt bàn trống của họ và rồi chúng ta nhìn thấy cận cảnh một Jungkook siết chặt nắm tay của mình. 

Và đó là khi mà mọi thứ bẻ ngoặt sang một chiều hướng khác. 

Viên con nhộng màu đỏ ấy không mang lại tác dụng như mong đợi, và người thầy kia biết điều đó – chúng ta thấy được cái giật mình hốt hoảng trong đôi mắt của ông. Các cậu trai thức tỉnh khỏi trạng thái bị điều khiển và tấn công vào những kẻ đã biến họ thành mớ máy móc vô tri. Tức giận bởi những gì đã phải trải qua, họ đứng dậy và tấn công những tay cảnh sát cơ động đang bảo vệ giáo viên kia. Và rồi ở khung hình kế tiếp, Bangtan thành công, họ xô ngã những tên lính và rời khỏi căn phòng, bỏ lại tên giáo viên đang co rúm mình núp sau bục giảng.     

Đây là điểm tạm kết một nửa MV. Nửa đầu MV này khiến người xem phải nghĩ ngợi về nhiều thứ dựa trên lượng biểu tượng ẩn ý hiện hữu. 

Giải nghĩa của tôi là nội dung của cả một nửa MV này đều liên quan đến tầm quan trọng của giáo dục, thứ đã được đóng đinh vào người học sinh, bởi xã hội. Viên thuốc đỏ đại diện cho việc mong muốn của cha mẹ trấn áp cả ước mơ cá nhân của người học sinh, tôi sẽ nói về điểm này sau. Và thậm chí là khi đã vượt qua điều đó, xã hội (trong hình hài của những người cảnh sát cơ động) sẽ vào cuộc, kìm hãm người học trò lại. Những đặc điểm nhận dạng một người thành công đều dựa trên tư tưởng tồn tại trong xã hội, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội ở nơi đó. Và tại Seoul thì sao? Bạn thành công nếu bạn theo học một trường đại học danh tiếng, tốt nghiệp với điểm số cao chót vót, làm một nghề được xã hội công nhận (bác sĩ, luật sư và những công chức chính phủ là ví dụ điển hình), và làm ra tiền. Điểm khác biệt ta thấy trong MV này chính là việc Bangtan đã vượt qua tư tưởng đó thông qua hành động đạp đổ những kỳ vọng từ xã hội và ra mắt bất chấp việc tuổi đời còn trẻ với âm nhạc mà họ tự hào. 

Đến thời khắc này thì các thành viên bước ra khỏi phòng học và một lần nữa xuất hiện tại… Nirvana (T/N: địa đàng)? Họ bước xuống một nơi nào đó, đứng đối diện ống kính  những cô gái đang chơi vĩ cầm phía sau. Vì sao chỉ toàn là phụ nữ? Có vẻ như không có lý do cụ thể nào ngoài việc rằng nó trông đẹp khi lên hình. 

Trong nửa sau MV, chúng ta được chiêm ngưỡng vũ đạo mà ta  chỉ được nhìn thoáng qua trong một nửa đầu đầy sự trói buộc kia. Vũ đạo cũng làm nên một phần ý nghĩa của ca khúc. Có những chuyển động trông giống hệt máy móc và còn có cả lúc các chàng trai tạo hình thành một chiếc máy với cơ thể của họ. Điều này nhấn mạnh về sự rập khuôn trong bản chất của nền giáo dục Hàn Quốc. Một điểm bất thường trong một ca khúc K-pop, MV kết thúc với một màn dance break. Các cậu trai tiếp tục chiến đấu với một đội cơ động nữa, thế nhưng họ đã khiêu vũ tới chiến thắng của chính mình. 

Về mặt ca từ, đây dường như là phần kế tiếp của “No More Dream.” Trong khi ca khúc ra mắt của họ chạm đến những vấn đề xã hội ở Hàn Quốc, nơi mà học sinh chẳng làm gì ngoài việc học hành và không còn chỗ dành cho những mơ ước, “N.O” đào sâu hơn và đưa ra lý do vì sao đây thật sự là một vấn đề. 

“Cái vòng luẩn quẩn đến trường rồi về nhà hay dạo qua cà phê net
Người người đều sống cùng một đời khuôn mẫu
Mấy đứa học trò chịu áp lực hạng nhất lay lắt giữa ước mơ và thực tại
Ai là kẻ biến ta thành những cỗ máy chỉ biết học mà thôi?
Họ định đoạt ta hoặc hạng nhất hoặc bỏ đi. 

Ngoài học hành thì chẳng có gì để nói
Ở ngoài kia, còn nhiều đứa trẻ như tôi, sống cuộc đời của một con rối gỗ.” 

MV và ca khúc này được ra mắt vào thời điểm kỳ thi đại học đang đến gần tại Hàn Quốc. “Tại Seoul vươn đến trời xanh (SKY), liệu cha mẹ ta có thật sự hạnh phúc?” là một dòng hết sức thú vị. Trong khi nó có thể mang nghĩa là bầu trời trên đầu chúng ta, nó còn là viết tắt của ba trường đại học danh giá nhất Hàn Quốc – Đại Học Seoul, Đại Học Korea Đại Học Yonsei. Dựa vào năng lực tốt nghiệp và lượng sinh viên không chỉ tại Hàn Quốc mà là cả thế giới, người ta đồn rằng bạn sẽ sống tốt nếu tốt nghiệp một trong ba trường đại học này. 

Điều này dẫn đến áp lực của bài thi này càng trở nên vô cùng nặng nề. Ngoài việc đến trường lớp chính quy, các gia đình cũng thường dành ra 16% thu nhập để gửi gắm con cái đến hagwon (*) hay trường luyện thi tư nhân sau giờ học. Trong năm 2010, số liệu cho thấy có tới 74% học sinh theo học một trong những hagwon này. Và khi những lớp học này kết thúc, học sinh lại trở về nhà và học nhiều hơn nữa. Sức nặng của tiền tài và thành tích đã ăn quá sâu vào tư tưởng của xã hội đến nỗi một học sinh thi trượt sẽ có cảm giác rằng mình đã làm cho cha mẹ thất vọng. Dẫn đến việc khi thời điểm kỳ thi quốc gia diễn ra ta sẽ thường nghe thấy tin một học sinh tự sát, nếu không phải bởi vì thi trượt thì sẽ là vì áp lực quá đỗi nặng nề trên đôi vai họ. Tình hình này tồi tệ tới mức mà một vài hagwon đã bị ép đóng cửa.

(*) Hagwon (학원): học viện – hình thức trường tư phổ biến tại Hàn Quốc với hình thức kinh doanh giáo dục thông qua dạy thêm học thêm. (Wikipedia).

Chính vì thế mà việc các chàng trai nhấn mạnh vấn nạn này trong sản phẩm mới nhất của họ xứng đáng được tuyên dương. Chúng ta có thể nói rằng “N.O” đi đôi cùng với “No More Dream” – mà ở đó bài mới nhất miêu tả một nền văn hóa nơi người trẻ tuổi không có khả năng mơ ước, vì chính những giáo điều tồn tại trong giáo dục tại Hàn Quốc, lần này, các chàng trai Chống Đạn yêu cầu các học sinh phải đứng lên vì chính mình và nói không với nền văn hóa này, tìm ra được giấc mơ của riêng mình. 

Thông điệp này được gửi gắm không chỉ trong bài hát mà còn trong chính bối cảnh nghẹt thở của MV. Tôi sẽ thích thú việc bối cảnh này được nhấn mạnh hơn là cảnh nhóm bước xuống bậc cầu thang và đánh bại đội SWAT bằng vũ đạo của họ, nhưng dù là vì mục đích và chủ ý gì, vẫn tồn tại thông điệp ở đó. Không như “No More Dream” khi mà ý nghĩa ca khúc lại không kết hợp được với MV, thì MV này phối hợp được với bài hát để nâng cao trải nghiệm và vì thế, tôi cho MV này 4 trên 5 điểm


Phản hồi:

Mrs_KimSungGyu: “Ừm, họ đã thành công với điều mà B.A.P thất bại trong Badman, truyền tải chính xác thông điệp mà dạng khán giả được nhắm đến có thể đồng cảm. Tôi rất ấn tượng với chất lượng của bài hát, giờ thì tôi cũng đã có đánh giá tốt hơn về tài năng của các thành viên.”


Guest: “Một bài viết thú vị đấy, và nó khiến mình tự hỏi – dù là mình vô cùng trân trọng các ca khúc với thông điệp xã hội (thay vì cứ mãi nói về tình yêu) rằng những nghệ sĩ (nhà sáng tác, công ty, hay ai đó) đang cố làm gì? Mình cảm giác việc này cũng giống như sự xuất hiện của những nét nữ tính hay là khái niệm K-pop: trên giấy tờ thì trông hay ho đấy nhưng cũng chỉ có thế thôi. Trừ khi là những nghệ sĩ hoàn toàn tự viết nên bài hát, còn không thì vẫn có chút sắp đặt. Ý kiến riêng thôi.”

Mrs_KimSungGyu: “Tôi không chắc về bài này, nhưng vài thành viên thật sự tham gia vào quá trình viết nhạc và sản xuất hầu hết ca khúc cho album này.”

Guest: “Toàn bộ, hay một vài phần? Mình không phải fan của BTS, nên chẳng biết gì về họ cả. Thế thì rất tuyệt cho những tay nghiệp dư tự mình làm nhạc hoặc hỗ trợ.”

Pat_SB: “Rap Monster viết toàn bộ ca từ cho bài hát, và mình tin rằng cậu ấy cũng được SUGA và j-hope giúp đỡ. Còn nữa, ba người này cũng tham gia vào sắp xếp, sáng tác và sản xuất nhạc với sự hỗ trợ từ một nhà sản xuất dày dặn kinh nghiệm (hiện tại thì mình quên mất tên rồi). “

Judging_U: “Đúng thế, tất cả các bài hát được sản xuất bởi Rap Monster, SUGA và j-hope với sự giúp đỡ của các nhà sản xuất đầy kinh nghiệm như “Hitman” Bang, Pdogg và Supreme Boi.”

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia